Cờ Tướng là gì? Hướng dẫn cách chơi Cờ Tướng và các thế cờ hay

Nhiều người chơi rằng Cờ Tướng chỉ được những người trung niên yêu thích. Thế nhưng trên thực tế, hiện nay số lượng người chơi trẻ tuổi yêu thích và muốn thử sức với Cờ Tướng đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, Cờ Tướng là một bộ môn tương đối khó chơi bởi các quân cờ sử dụng chữ Hán và luật chơi cũng khá phức tạp lại có nhiều thế cờ.

Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về Cờ Tướng cũng như hướng dẫn cách chơi Cờ Tướng như thế nào, gợi ý những thế cờ hay, dễ thắng!

Giới thiệu về Cờ Tướng

Cờ Tướng là gì?

Từ lâu Cờ Tướng đã được rất nhiều người chơi Việt Nam yêu thích. Đây là một bộ môn phù hợp với nhiều lứa tuổi, vừa thích hợp để chơi giải trí cũng như rèn luyện, nâng cao trí tuệ, tư duy, tâm lý lẫn tính cách. Chính vì vậy mà có thể xếp Cờ Tướng vào cùng hàng với Cờ Vua, Shogi,… Cờ Tướng có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như Cờ Trung Quốc hay Tượng Kỳ.

Tìm hiểu về Cờ Tướng và hướng dẫn cách chơi Cờ Tướng

Mỗi ván Cờ Tướng đều là cuộc đấu trí đầy gay cấn của 2 tay cờ ngồi ở vị trí đối diện nhau. Cờ Tướng thực chất được mô phỏng dựa trên trận chiến quyết liệt giữa 2 quốc gia. Mục tiêu khi chơi Cờ Tướng đó là có thể lật đổ được Tướng của đối phương để giành chiến thắng. Mà muốn làm được như vậy thì người chơi cần phải có chiến lược, kỹ năng và cả kinh nghiệm.

Nguồn gốc của Cờ Tướng

Được biết, Cờ Tướng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau này bắt đầu trở nên phổ biến và du nhập vào nhiều quốc gia khác tại châu Á, như HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… và cả Việt Nam. Theo ghi chép, Cờ Tướng đã ra đời cách đây cả nghìn năm nhưng cho tới nay vẫn còn rất được yêu thích.

Cấu tạo của bàn Cờ Tướng

Một bàn Cờ Tướng sẽ có hình chữ nhật, thường được làm từ chất liệu gỗ hoặc nhựa cứng cao cấp nên có độ bền cao. Bề mặt bàn Cờ Tướng sẽ được chia làm 9 đường dọc, 10 đường ngang. Các đường dọc, ngang cắt nhau tạo thành những ô vuông. Ngoài ra, ở giữa bàn cờ còn có một khoảng trống gọi là sông (hà) để làm ranh giới, chia bàn cờ làm 2 phần bằng nhau.

Tham gia vào mỗi ván Cờ Tướng sẽ có 2 người chơi. Mỗi người chơi chiếm 1 nửa bàn chờ. Mỗi bên bàn cờ lại có một Cửu cung (cung Tướng) do 4 ô vuông tạo thành một ô vuông lớn lớn các đồng dọc 4, 5, 6 tính từ đường ngang cuối cùng của mỗi bên bàn cờ. Ngoài ra, trong 4 ô vuông Cửu cung này còn có 2 đường chéo để nối 4 góc đối diện lại nên rất dễ nhận biết.

Bên cạnh đó, trong Cờ Tướng còn có một quy ước, đó là nếu quan sát bàn cờ từ chính diện thì:

  • Quân Trắng/Đỏ sẽ ở phía dưới, còn quân Đen/Xanh Lục ở phía trên
  • Bắt đầu từ số 1 – 9 là những đường dọc bên quân Trắng/Đỏ, được đánh số từ phải sang trái
  • Bắt đầu từ số 9 – 1 là những đường dọc bên quân Đen/Xanh Lục, được đánh số từ phải sang trái

Hướng dẫn cách chơi Cờ Tướng từ A – Z

Các quân cờ trong Cờ Tướng

Muốn chơi Cờ Tướng thì đầu tiên bạn phải nhận diện được những quân cờ xuất hiện trong trò chơi này. Một bộ Cờ Tướng đầy đủ sẽ có tổng cộng 32 quân cờ và mỗi bên sẽ có 16 quân cờ giống nhau.

Trong số 16 quân cờ sẽ bao gồm 7 loại quân, đó là: Tướng – Sĩ – Tượng – Xe – Pháo – Mã – Tốt. Quân cờ có hình tròn, được ký hiệu bằng chữ Hán và bao bọc bởi một hình tròn. Cùng một quân cờ nhưng ký hiệu chữ Hán trên quân cờ của 2 bên có thể khác nhau. Tuy nhiên, cách di chuyển, nhiệm vụ, chức năng vẫn sẽ giống nhau. Cụ thể như sau:

Quân Số lượng Ký hiệu
Tướng 1
2
Tượng 2
Xe 2
Pháo 2
2
Tốt 5

Cách xếp bàn Cờ Tướng

Sau khi đã nắm được các quân cờ trong Cờ Tướng thì tiếp theo bạn cần tìm hiểu cách xếp bàn Cờ Tướng sao cho đúng luật.

Sắp xếp bàn Cờ Tướng như hình để bắt đầu ván chơi

Dưới đây là hình ảnh xếp bàn Cờ Tướng trước khi ván chơi bắt đầu:

Nguyên tắc di chuyển của các quân cờ trong Cờ Tướng

Trong Cờ Tướng, mỗi quân cờ sẽ có cách di chuyển riêng. Cụ thể:

Quân cờ Cách di chuyển
Tướng Mỗi nước đi được quyền đi ngang hoặc đi dọc từng ô một nhưng phạm vi di chuyển chỉ có ở trong Cửu cung
Mỗi nước quân Sĩ được quyền đi chéo 1 ô nhưng phải đảm bảo luôn nằm trong phạm vi Cửu cung
Tượng Được quyền đi chéo 2 ô hoặc ngang 2 ô, dọc 2 ô. Tuy nhiên, Tượng chỉ có thể di chuyển ở một bên bàn cờ và không thể qua sông, di chuyển bên bàn cờ của đối phương được. Ngoài ra, trên đường đi nếu có quân cờ khác nằm chắn ngang thì Tượng không thể đi đường đó được
Xe Có thể đi ngang học đi dọc với điều kiện từ điểm đi của Xe cho tới điểm đến không có quân cờ nào cản giữa
Pháo Cách đi tương tự như con Xe, tức là có thể đi ngang hoặc đi dọc trên bàn cờ. Nếu Pháo muốn ăn quân thì Pháp phải nhảy qua 1 quân cờ nào đó. Còn trường hợp Pháp không ăn quân thì từ điểm Pháo đi tới điểm Pháo đến trên đường không được có quân cờ nào cản giữa
Có thể đi ngang 2 ô – dọc 1 ô hoặc dọc 2 ô – ngang 1 ô. Nhưng trường hợp cạnh quân Mã có 1 quân nào đó và cản trở đường ngang 2 hay đường dọc 2 thì Mã không thể đi đường đó được
Tốt (Binh) Mỗi nước đi, quân Tốt có thể đi 1 ô. Nếu Tốt chưa vượt qua sông thì Tốt được phép đi thằng. Còn nếu Tốt đã vượt sông thì Tốt có thể đi thẳng hoặc đi ngang

Luật chơi Cờ Tướng

Như đã chia sẻ, Cờ Tướng là một bộ môn tương đối khó chơi bởi luật chơi khá phức tạp. Vì vậy, bạn cần dành thời gian cũng như tập trung cao độ khi học luật chơi Cờ Tướng:

Bắt quân 

Khi chơi Cờ Tướng bạn có thể bắt quân nhưng phải tuân thủ theo luật bắt quân. Cụ thể:

  • Nếu có một quân cờ của bạn đi tới giao điểm khác và tại giao điểm đó có quân của đối phương đang đứng thì bạn được bắt quân. Quân bị bắt ngay lập tức sẽ phải loại ra khỏi bàn chơi. Đồng thời, giao điểm đó sẽ bị quân cờ của bạn chiếm giữ
  • Bạn chỉ có thể bắt quân cờ của đối phương, không thể bắt quân cờ của mình
  • Bạn có thể cho phép đối phương bắt quân cờ của mình, cũng có thể chủ động hiến quân cho đối phương, trừ quân Tướng

Người chơi có thể thực hiện bắt quân theo luật

Chiếu Tướng/chiếu bí

Trong luật chơi Cờ Tướng còn quy định cả về nguyên tắc chiếu Tướng. Có nghĩa là bạn đi một nước quân cờ nào đó của mình để tạo điều kiện cho nước tiếp theo quân cờ đó hoặc quân cờ khác có thể bắt được quân Tướng của đối thủ:

  • Nếu chiếu Tướng đối phương bạn có thể hô “chiếu Tướng” hoặc không hô đều được
  • Bên bị chiếu Tướng có thể tìm cách để di chuyển để tránh bị đối thủ chiếu Tướng hoặc cách ứng phó hay bắt quân đang chiếu đúng theo luật nếu không sẽ bị tính thua cờ
  • Có thể chiếu Tướng từ 4 hướng, thậm chí là cả phía sau Tướng
  • Bên bị chiếu được quyền sử dụng những quân cờ khác để cản quân chiếu hay che cho quân Tướng của mình
  • Cấm chiếu Tướng 10 lần liên tục

Chống Tướng

Cờ Tướng không chấp nhận nước đi tạo vị trí chống Tướng giữa 2 quân Tướng. Trường hợp 2 quân Tướng cùng nằm trên một đường dọc thì ở giữa 2 quân Tướng phải có quân cờ khác cản lại.

Đuổi quân

Hiểu một cách đơn giản thì đuổi quân chính là một quân cờ nào đó di chuyển tới vị trí mà nó có thể bắt được một quân cờ khác của đối phương trong nước đi tiếp theo (trừ quân Tướng) theo đúng luật. Hoặc có thể là nước đi nào đó khiến quân Pháo chiếu quân của đối phương.

Tuy nhiên, cần lưu ý, khi đuổi quân sẽ có một số trường hợp ngoại lệ:

  • Nước đi chưa vượt sông và chỉ mang tính chất hù dọa tốt
  • Tướng hoặc Tốt đi nước chiếu quân đối phương
  • Nước thí quân

Kết thúc trận đấu Cờ Tướng 

Thắng cờ 

Nếu xảy ra một trong những trường hợp sau thì bạn được coi là đã thắng cờ:

  • Thành công chiếu bí được Tướng của đối phương và đối phương không thể tìm được nước đi nào chống đỡ cho Tướng
  • Tới phiên đi cờ nhưng đối phương không còn nước đi nào hợp lệ
  • Trong thời gian quy định mà đối phương không đi được đủ số nước
  • Đối phương đi chậm, quá thời gian quy định. Thông thường, mỗi lượt đi sẽ có thời gian tối đa 1 phút
  • Đối phương vi phạm luật chơi
  • Đối phương liên tục sử dụng một hoặc nhiều quân cờ thay nhau chiếu, không đổi nước đi mới
  • Đối phương chủ động nhận thua
  • Nếu ván Cờ Tướng bị hoãn được mở niêm phong, tuy nhiên, bên niêm phong không thể ghi lại chính xác nước đi, không có lý do hợp lý thì bên còn lại được xét thắng cờ. Nhưng nếu bên còn lại lựa chọn bỏ cuộc thì tính cả 2 bên đều thua

Thua cờ

Nếu bạn rơi vào một trong 3 trường hợp sau thì sẽ bị tính thua cờ:

  • Thuộc một trong những trường hợp bị xử thua trong Cờ Tướng
  • Bị ghi 3 lần lỗi kỹ thuật, 3 lần lỗi tác phong
  • Ghi 4 lần biên bản, mỗi lần 4 nước liên tục

Hòa cờ 

Ván Cờ Tướng được tính hòa trong những trường hợp sau:

  • Nếu cả 2 bên đã đi tổng cộng 120 nước mà không có quân nào bị ăn thì ván cờ coi như hòa
  • 2 bên không còn quân cờ nào có thể sử dụng để tấn công chiếu bí Tướng đối phương
  • 2 bên không thay đổi nước đi dù không phạm luật
  • 2 bên cùng phạm 1 luật
  • Tổng số nước đi của 2 bên lên tới 300 mà vẫn không phân định thắng thua
  • Một bên đưa ra đề nghị hòa cờ và được bên còn lại chấp nhận
  • Một bên đưa ra đề nghị hòa cờ, trọng tài có thể xử hòa theo đề nghị nếu mỗi bên đã đi 60 nước mà không có nước nào bắt quân

Các thế cờ hay 

Các cao thủ chơi Cờ Tướng khi giao đấu với nhau đã tạo ra nhiều thế cờ hay. Cụ thể:

Phản công Mã

Hay còn có tên gọi khác là “Giáp pháo bình phong” hoặc “Bán bích sơn hà”. Đây là thế cờ có nước đi như sau:

  • 1.C2.5 H2+3
  • 2.H2+3 C8.6
  • 3.R1.2 H8+7
  • 4.H8+7 C6+5
  • 5.C5+4 C6.2
  • 6.C5-2+C7
  • 7.R9.8 R1.2
  • 8.R8+6

Ưu điểm: Thế cờ này có thể giúp người chơi phòng ngự chắc chắn, chặt chẽ nhưng vẫn có thể phản công nhanh khiến đối phương không kịp trở tay. Vì vậy, đây là một thế cờ có tính linh hoạt rất cao, thích hợp cho những ai muốn triển khai lối đánh du kích.

Bình phong Mã

Một thế Cờ Tướng nữa cũng rất hay, đó là Bình phong Mã. Để triển khai thế cờ này bạn đánh như sau:

  • 1.C2.5 H8+7
  • 2.H2+3 H2+3
  • 3.R1.2 R9.8
  • 4.P7+1 P7+1
  • 5.R2+6 C8.9
  • 6.R2+3 H7-8
  • 7.H8+7 H8+7
  • 8.H7+6 E3+5
  • 9.C8.7 R1.2
  • 10. R9.8 C2+6

Bình phong Mã là một thế cờ hay

Ưu điểm: Thế cờ này có thể giúp cho người chơi chống pháo đầu và ổn định được thế trận.

Các thế cờ hay khác

Bên cạnh đó, khi chơi Cờ Tướng bạn còn có thể gặp được nhiều thế cờ khác cũng hay và hữu hiệu không kém như:

  • Uyên ương Pháo
  • Xa Mã ngang dọc thí Pháo đoạt tiên
  • Thuận Pháo
  • Nghịch Pháo
  • Quy Pháo bối
  • Bán đồ nghịch Pháo
  •  Phế tượng đoạt thế
  • Thi quân tranh tiên
  • Đổi quân tranh tiên
  • Đổi quân giành thế
  • Thí quân sát cục

Cách tính nước trong Cờ Tướng

Các nhà cái hiện nay đang tính điểm thắng thua khi chơi Cờ Tướng online dựa vào hệ số ELO. Công thức tính sẽ được hệ thống lập trình sẵn và thực hiện tính điểm tự động. Nếu hệ thống phát hiện người chơi có hành vi thao túng hay gian lận điểm thì hệ thống có thể không cộng điểm hoặc trừ điểm của người chơi.

Các thuật ngữ thường gặp khi chơi Cờ Tướng

Có khá nhiều thuật ngữ xuất hiện mà bạn có thể gặp khi chơi Cờ Tướng, đó là:

Thuật ngữ Ý nghĩa
Xa Cách gọi khác của quân Xe
Chốt/Binh Cách gọi khác của quân Tốt
Trung Ở giữa
Hoành Đi ngang
Trực Đi dọc
Cục Thế cờ, thế trận
Lộ Cột, đường
Quá hà xa Quân Xe đã vượt khỏi sông sang bên bàn cờ đối phương
Tuần hà Xa Quân Xe trên đường sông bên mình
Khai Xa Mở đường/thông đường cho Xe
Tiến tam Binh Tốt tiến 3 đường
Ngũ lục Pháo 2 Pháo ở đường 5 và đường 6
Quá cung Pháo Pháo đã đi quá cung của Tướng
Thuận Pháo Cả 2 bên cùng vào Pháo một hướng
Liệt Pháo Cả 2 bên vào Pháo ngược hướng
Bàn đầu Mã Mã lên cột giữa
Gọng Sĩ Góc trên của Sĩ
Phản cung Mã Đưa quân Pháo vào góc Sĩ rồi, sau đó Mã cùng bên lên tiếp
Quy bối Pháo Lùi quân Pháo về 1 nước, tiếp theo đó sang ngang và nằm sau 1 quân cờ khác
Pháo trùng 2 quân Pháo nằm trên cùng 1 đường
Đơn đề Mã 1 Mã nhảy ra biên, còn 1 Mã nhảy bảo vệ Tốt giữa
Quái giác Mã Mã nằm ở gọng Sĩ
Tiên nhân chỉ lộ Trong nước đầu tiên đi Tốt 3 hoặc Tốt 7
Lưỡng chiêu Cùng 1 lúc bị 2 quân chiếu Tướng
Sát chiêu Đòn bắt Tướng đối phương
Hồi cung Đưa quân về cung Tướng
Hợp đồng Cùng phối hợp để tấn công đối phương
Tranh tiên Trang giành thế chủ động
Phản tiên Giành lại thế chủ động trong tay đối phương
Tiền mã hậu Pháo Mã đi trước Pháo đi sau
Sĩ Tượng toàn Có đủ cả 2 Sĩ, 2 Tượng
Tam tử quy biên Còn gọi là đồng biên, tức 3 quân phối hợp cùng 1 cánh
Bên tiên Bên được đi trước
Bên hậu Bên sẽ đi sau
Phế quân Bỏ quân
Khí mã Hay khí xa, tức bỏ mã, bỏ xa
Mã ngọa tào Quân Mã nằm ở bên ngoài nhắm vào cung đối phương
Pháo ngọa tâm Quân Pháo nằm ở giữa chính cung
Song Mã ẩm tuyền 2 quân Mã cùng nhắm vào 1 vị trí
Nhượng Nhường hoặc chấp đối phương
Giác Góc
Giác Pháo Nằm ở góc
Triền giác Mã Mã quỳ
Bất thực Không ăn quân cờ đối phương
Tả Bên phải
Hữu Bên trái
Liễm Pháo Pháo đường 3 hoặc đường 7
Bình phong Mã 2 quân Mã lên đường 3, đường 7 để bảo vệ cho Tốt 5, Tốt 1, Tốt 9, từ đó tạo thành bức bình phong kín kẽ
Đương đầu Pháo 2 bên cùng vào quân Pháo giữa đối nhau

Các nguyên lý giúp chơi Cờ Tướng hiệu quả 

Để chơi Cờ Tướng hiệu quả thì bạn có thể áp dụng một số nguyên lý sau đây:

  • Nguyên lý kế hoạch: Chủ động trong việc xây dựng các phương án, chiến thuật chơi để phòng ngừa chu đáo, đối phó được với cho mọi trường hợp, mọi nước đi của đối thủ
  • Nguyên lý tiên tri: Hiểu rõ về ưu nhược điểm của mình cũng như đối phương. Từ đó đưa ra phán đoán về lối đi của đối phương để có giải pháp đối phó
  • Các nguyên lý khác: Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên lý khác cũng có thể áp dụng khi chơi Cờ Tướng như nguyên lý tồn toàn, nguyên lý tấn tốc, nguyên lý tự nhiên,…

Trên đây là giới thiệu cũng như hướng dẫn chi tiết cách chơi Cờ Tướng như thế nào. Ngày nay, thay vì chơi offline bạn đã có thể chơi Cờ Tướng online tại các nhà cái Casino trực tuyến thông qua website hoặc App mobile rất tiện lợi. Nhưng nên cẩn trọng, tìm kiếm nhà cái uy tín để tham gia trải nghiệm.

Tùng Lâm
Editor
Tùng Lâm
Editor

Tùng Lâm, một tác giả danh tiếng người Mỹ gốc Việt, nổi bật với kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực cờ bạc trực tuyến với nhiều năm làm việc với các công ty trong ngành. Lâm hiện là cây bút chủ lực của Techopedia, chuyên viết về chiến lược cờ bạc, quản lý rủi ro, và những xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp cờ bạc. Với khả năng phân tích sắc bén và hiểu biết văn hóa sâu rộng, Lâm cung cấp những bài viết chất lượng, giúp người chơi nắm bắt thông tin quan trọng và…